Phát hiện trên được đăng tải trên tờ The Nature ngày 1/2. Theo đó, các chất được sử dụng để tạo nên các xác ướp Ai Cập là sản phẩm của một chuỗi cung ứng toàn cầu, dựa vào việc mua bán các nguyên liệu cụ thể có đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn, với các nước ở khu vực Địa Trung Hải, phần còn lại của châu Phi và có thể gồm cả châu Á.
Trước đây, các học giả đã biết tên các chất dùng để ướp xác trong các văn bản cổ nhưng tới gần đây họ mới biết đích xác những thành phần được sử dụng. Câu trả lời có được sau khi các nhà khoa học tiến hành phân tích những gì còn sót lại trong những chiếc bình được khai quật từ năm 2016 tại một địa điểm ở Saqqara - nơi là nghĩa trang cổ xưa.
Tổng số 121 chiếc bình đã được khôi phục từ một xưởng ướp xác dưới lòng đất tồn tại từ thế kỷ 6, 7 trước Công nguyên. Các nhà khoa học ở Đức và Ai Cập đã nghiên cứu 31 bình được dán nhãn rõ ràng nhất.
Họ cho biết, người Ai Cập cổ đại đã dùng nhiều loại chất khác nhau để ướp xác nhằm giảm mùi khó chịu và bảo vệ xác khỏi nấm, vi khuẩn và sự thối rữa. Các thành phần dùng để ướp xác bao gồm: dầu thực vật từ cây bách xù, cây bách và cây tuyết tùng cũng như nhựa từ cây hồ trăn, mỡ động vật và sáp ong.
Các nhà khảo cổ cũng xác định được những chất cụ thể nào được dùng để bảo quản các bộ phận khác nhau của cơ thể. Ví dụ, nhựa thông và dầu thầu dầu chỉ dùng cho phần đầu. Họ cũng tìm được câu trả lời cho chất mà người Ai Cập cổ đại gọi là "antiu" và dịch ra nghĩa là nhựa thơm hoặc trầm hương. Đây là hỗn hợp của một số chất khác nhau: hỗn hợp dầu tuyết tùng, dầu bách xù, dầu cây bách và mỡ động vật.
Các thành phần dùng để ướp xác được tìm thấy trong khu xưởng 2.600 năm tuổi rất đa dạng và có nguồn gốc không chỉ ở Ai Cập mà còn xa hơn nữa. Trong khi nhiều chất có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, các nhà khoa học cũng tìm thấy dư lượng dầu trám, nhựa của nhiều loại cây ở Đông Nam Á.
Henley Passport Index xếp hạng 199 cuốn hộ chiếu trên toàn cầu dựa trên quyền tự do đi lại mà không cần thị thực (visa) của người nắm giữ. Henley Passport Index được cập nhật hàng quý, và được coi là công cụ tham chiếu tiêu chuẩn cho công dân toàn cầu.
Những cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới:
1. Nhật Bản (193 điểm miễn thị thực)
2. Singapore, Hàn Quốc (192 điểm)
3. Đức, Tây Ban Nha (190 điểm)
4. Phần Lan, Italy, Luxembourg (189 điểm)
5. Áo, Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển (188 điểm)
6. Pháp, Ireland, Bồ Đào Nha, Anh (187 điểm)
7. Bỉ, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Mỹ, Cộng hòa Séc (186 điểm)
8. Australia, Canada, Hy Lạp, Malta (185 điểm)
9. Hungary, Ba Lan (184 điểm)
10. Lithuania, Slovakia (183 điểm)
Những cuốn hộ chiếu kém quyền lực nhất:
103. Nepal, Palestine (38 điểm)
104. Somalia (35 điểm)
105. Yemen (34 điểm)
106. Pakistan (32 điểm)
107. Syria (30 điểm)
108. Iraq (29 điểm)
109. Afghanistan (27 điểm)
Minh Thu
Cũng theo ông Yin, chương trình huấn luyện được phát triển dành cho những chú sóc ở thành phố Trùng Khánh cũng có thể được áp dụng để đào tạo đánh hơi ma túy cho các loài động vật khác.
Hiện không rõ cảnh sát Trùng Khánh có nhân rộng lực lượng sóc săn lùng ma túy hay không, và lực lượng đặc biệt này có được sử dụng thường xuyên hay không.
Tại Trung Quốc, hơn 120 loài chó đã được sử dụng để đánh hơi ma túy ở các nhà ga tàu điện ngầm, nhà kho, biên giới và nhiều nơi khác.
Trung Quốc thi hành chính sách không khoan nhượng đối với hoạt động sử dụng và buôn bán ma túy. Vào năm 2021, một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc đã gọi ma tuý là "kẻ thù chung của nhân loại".
Huấn luyện sóc để đánh hơi ma túy như ở Trung Quốc là lần đầu tiên trên thế giới. Nhưng ngoài loài chó, nhiều động vật và côn trùng khác cũng đã được sử dụng để phát hiện các chất nguy hiểm như thuốc nổ.
Vào năm 2002, Lầu Năm Góc đã phê chuẩn dự án sử dụng ong để phát hiện bom. Trong khi đó, Campuchia đã huấn luyện chuột để hỗ trợ các đội rà phá bom mìn.